Chữ tài liền với chữ tai một vần

admin

Administrator
Nhân viên
NHÌN SÂU VÀO TRIẾT LÝ TRUYỆN KIỀU

Chúng ta đọc phần kết thúc truyện Kiều (từ câu 3241):

Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Cho hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Nhưng đến những câu kế thì ta thấy thuyết đó bắt đầu lung lay: ‘Có đâu thiên vị người nào.’ Nghĩa là ông Trời rất công minh. Không phải ông muốn cho mình thanh cao thì mình được thanh cao, cho mình phong trần thì mình phải phong trần; phải có lý do gì đó thì người này mới phong trần, người kia mới thanh cao. Lý do đó nằm ở chỗ nào?

Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.
Hai yếu tố tài và mệnh đóng một vai trò nhất định trong sự quyết đinh một người phải đau khổ hay hạnh phúc: Theo triết lý của nguyên lục (mà cụ Nguyễn Du cũng bị ảnh hưởng khi viết truyện Kiều) thì giữa tài và mệnh có sự chống đối nhau. Càng có tài bao nhiêu thì số mạng càng ngang trái bấy nhiêu. Người càng có tài thì càng khổ. Những người có tài mà nhiều người thấy được sẽ bị ganh ghét. Sắc và tài là hai cái khi phát hiện ra ngoài nhiều quá thì sẽ làm người mang nó khổ. ‘Anh hoa phát tiết ra ngoài’ một trăm phần trăm thì: ‘Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.’ Căn cứ vào nhận thức đó thì lỡ mà mình đã có tài và có sắc rồi thì mình phải làm sao để giấu tài, giấu sắc của mình đi. Mặt hơi đẹp thì phải lấy lọ nghẹ hoặc bùn đất bôi lên cho bớt đẹp. Có tài thì giả bộ như mình ngu để người ta khỏi ghét. Mấy cô gái không đẹp thì các cô sợ ít. Mặt cô mà xinh thì cô sợ nhiều. Đức tin của người ta cũng có căn cứ vào sự thật xảy ra chứ không phải chỉ nghe một lý thuyết mà tin liền.
 
Bên trên